Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm …
NHỮNG NHÀ MÁY KỲ DIỆU TRONG CƠ THỂ CHÚNG TA
Viết bởi Quản trị, Ngày 2021-01-25 16:47:20
Trong cơ thể chúng ta có một nhà máy điện, một nhà máy hóa chất và một nhà máy xử lý rác thải, tất cả trong cùng một chỗ. Năng lượng để vận hành các nhà máy này không phải là điện mà là nhiệt lượng, nhiệt lượng do thận dương (còn gọi là thận hỏa) cung cấp. Khi chức năng thận bình thường, các tạng phủ hoạt động tốt thì chúng ta chỉ có nhiệm vụ là ăn uống phù hợp và đầy đủ.
Trong suốt một đời người tiêu thụ khoảng 30 tấn thức ăn. Ta đang ngủ có thể là ta đang tiêu hoá thức ăn. Thức ăn là điểm xuất phát cho tất cả những gì diễn ra trong cơ thể, để tiêu hóa hết thức ăn cơ thể sử dụng khoảng 10% nhu cầu năng lượng hàng ngày, 70% được tiêu thụ để duy trì sự tồn tại, chỉ còn 20% năng lượng để thực hiện tất cả các hoạt động. Thức ăn chính là nhiên liệu mà ta đốt cháy khi cơ thể làm việc. Nó cung cấp những dưỡng chất chủ yếu giúp chúng ta khỏe mạnh. Thức ăn cũng là nguồn cứu trợ đầu tiên từ bên trong để hồi phục những tổn thương của cơ thể và giúp chúng ta trong mọi hoạt động.
Trong cuộc đời, một người bình thường tiêu thụ khoảng 8000 quả trứng, nửa tấn bơ, 6000 ổ bánh mỳ, 450 lít sữa, 24 con lợn và một tấn hoa quả. Quá trình tiêu hóa bắt đầu với việc nuốt thức ăn. Khi ta nuốt, một phản xạ làm cho việc hít thở ngừng lại, phần vòm miệng mềm nâng lên ngăn không cho thức ăn chui vào mũi. Có một nắp đàn hồi nằm ở phía gốc lưỡi gọi là nắp thanh quản cong về phía sau để che kín thanh quản (đường đi của không khí tới phổi). Thức ăn được đẩy xuống thực quản.
Các đợt co bóp của thành thực quản đẩy thức ăn đi nhanh và mạnh giúp chúng ta có thể ăn uống một cách dễ dàng. Những đợt co bóp này gọi là co bóp nhu động, đã bắt đầu cho một “băng tải cuốn” có nhiệm vụ cuốn thức ăn và đồ uống trong suốt quá trình tiêu hóa.
Chỉ cần nghĩ tới thức ăn cũng đủ để miệng tiết ra nước bọt. Ba cặp tuyến nước bọt tiết ra khoảng 1 lít nước bọt mỗi ngày. Nó phun ra qua những vòi nhỏ xíu nằm ở dưới lưỡi, làm trơn thức ăn và để thức ăn nuốt được dễ dàng, nó giữ cho miệng và lưỡi luôn ướt. Nước bọt thực sự phun ra khi có thức ăn trong miệng hay khi ta nghĩ tới món gì đó có vị ngon. Từ đây thức ăn phải trải qua một hành trình cuộn xoắn dài chừng 1,1m qua hệ tiêu hóa, nó sẽ chịu những tác động vật lý và hóa học khi cơ thể phân giải chất phức tạp của thức ăn thành những chất dinh dưỡng cơ bản cho sự sống.
Bộ răng có 32 chiếc, có tác dụng cắt, nghiền và xé. Phần bề mặt màu trắng của răng là phần men răng cứng nhất trong cơ thể, cứng như thuỷ tinh. Tuy vậy nó là một chất sống, có thể phát triển và tự sửa chữa được những thiệt hại nhỏ trên bề mặt. Khi răng phá vỡ cấu trúc vật lý của thức ăn cứng, nước bọt trào ra lần hai, nó chứa hai enzim hóa chất làm phá vỡ cấu trúc phức tạp của thức ăn. Một trong hai enzim này chuyển hóa phân tử tinh bột thành đường, để kiểm nghiệm điều này ta nhai một món có chất bột trong vòng một đến hai phút và thấy kết quả của phản ứng hóa học này, một vị ngọt của đường ở trong miệng. Thức ăn ở trong miệng được đẩy xuống thực quản chỉ trong 3 giây.
Cửa vào dạ dày là một van ở đáy thực quản, tiếp đến là lòng trong của một túi cơ, kích thước và hình dáng giống như một găng tay đấm bốc. Dạ dày chính là nơi xử lý thức ăn, nó nghiền nát thức ăn, pha loãng hay cô đặc lại chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hóa tiếp theo, đó còn là nơi chứa thức ăn giữa các bữa ăn. Khi dạ dày chứa đầy thức ăn nó có dung lượng khoảng 1,5 lít. Một chất acid mạnh phun ra tấn công và làm phân giải thức ăn. Thật kỳ lạ là chất ăn mòn này không hề làm thủng bề mặt của dạ dày. Điều bí mật nằm ở lớp thành xoắn của bề mặt dạ dày, nó bao phủ những nếp lõm sâu kéo dài, được tạo nên từ nếp tế bào nhỏ. Trong một sự cân bằng kỳ lạ một số tế bào này tiết ra acid clohydric, trong khi những tế bào khác tiết ra một chất nhầy, những chất này bao phủ lên thành dạ dày và bảo vệ nó khỏi bị huỷ hoại. Những đường rãnh trong dạ dày mỗi ngày tiết ra khoảng 4,5 lít dịch vị. Giống như nước bọt, những tuyến này có thể tiết dịch vị ngay cả khi ta nghĩ tới thức ăn, chất dịch vị ăn mòn này cũng chứa một enzim có tên là pepsin nó phá vỡ các protein thành những phân tử cơ bản – Các acid amin, một lượng nhỏ chất dinh dưỡng được hấp thu ở đây. Những thức ăn sẽ nằm lại trong dạ dày từ 2-6 giờ. Những đợt co bóp của dạ dày sẽ ép và nhào trộn thức ăn thành chất bột nhão gọi là dịch dưỡng, nhờ đó dịch tiêu hóa có thể bắt đầu làm việc.
Bộ máy tiêu hóa đa năng của chúng ta không thể xử lý được tất cả những gì chúng ta đưa vào. Chúng ta không thể tiêu hóa được một số thức ăn nếu không có tác động của chế biến qua nấu nướng. Hệ tiêu hóa của chúng ta chỉ có thể hấp thu dưỡng chất từ cà chua và đậu tương sau khi chúng ta đã làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng thông qua nấu nướng. Lửa đã trở thành đồng minh của công việc bếp núc từ thời tiền sử. Nhiệt làm mất protein và hydratcabon. Việc nấu nướng cũng làm tiêu diệt nhiều vi khuẩn có hại trong thức ăn. Hương vị ngon miệng đóng vai trò quan trọng, nó kích thích cơ thể ta tiết ra nước bọt và dịch tiêu hóa.
Cơ thể có nhiều cách tinh tế để hấp thụ thức ăn. Nhưng dù có cách gì đi chăng nữa một lượng thức ăn cho một lượng năng lượng nhất định. Năng lượng được tính bằng calo. Trong bảng chỉ số calo, đường đốt cháy rất nhanh, một thìa cafe đường cho 20kcal. Tất cả các chất hydratcacbon đều cho lượng năng lượng như nhau. Những loại thức ăn khác có thể cho nhiều hoặc ít năng lượng hơn. Chất béo chứa nhiều calo gấp hai lần hydratcacbon, khi chất đường cho chúng ta năng lượng ổn định thì chất béo lại cho chúng ta dạng nguyên liệu cô đặc hơn.
Khoảng 3 giờ sau khi ăn, phần lớn thức ăn đã rời khỏi dạ dày và bắt đầu lộ trình dài gần 6 mét trong ruột non. Nếu đường tiêu hóa của chúng ta nằm thẳng như một cái ống, thì chúng ta sẽ cao tới 9m, thay vào đó ruột của chúng ta đã xếp thành những vòng ngăn nắp để nằm vừa trong một cơ thể có kích thước hợp lý. Sự vận động nhu động vẫn tiếp tục vận động băng hành băng tải của mình, đẩy dung dịch ra khỏi dạ dày qua một chiếc van nhỏ xíu, mỗi lần co bóp nó đẩy được chừng một thìa cafe dịch dưỡng về phía đỉnh của ruột non – Tá tràng. Ở đây bề mặt trong hình rãnh của dạ dày đã chuyển thành một bề mặt ẩm và mịn. Nó được cấu tạo đặc biệt để hấp thụ chất dinh dưỡng đã được phân giải từ thức ăn, những chỗ lồi ra có hình như những ngón tay có tác dụng tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng, chúng làm cho diện tích thành ruột lớn gấp 10 lần diện tích da trên cơ thể, đủ để trải kín một phòng khách. Dưỡng chất được thấm từ ruột non vào máu. Mỗi mấu lồi nhỏ bé ở thành ruột có cả một mạng lưới mạch máu để hấp thụ gluco và acid amin - Nguyên liệu để tạo nên hydratcacbon và protein.
Các chất béo dồn về phía các ống nhỏ, những ống này dồn về một hệ thống khác của cơ thể – Các mạch bạch huyết mà cuối cùng cũng đổ vào mạch máu. Mạng lưới ống dẫn nhỏ li ti dày đặc bao quanh ruột non để mang dưỡng chất đi. Nếu ta ăn nhiều quá, máu từ các bộ phận khác của cơ thể đổ dồn về các mao mạch này khiến cho các cơ bắp của chúng ta yếu đi và bộ não thì bối rối.
Một cơ thể khoẻ mạnh cần có một chế độ ăn cân bằng. Khoa học về dinh dưỡng luôn gắn với những thành tố chủ yếu. Từ hàng ngàn món ăn, cơ thể của chúng ta cần 40 dưỡng chất khác nhau. Không có một món nào là hoàn hảo, những gì người này ăn có thể là độc với người kia, tuy vậy chúng ta vẫn phải ăn một số món nhất định để duy trì sự sống.
Hoa quả chứa nhiều chất đường, chất khoáng và vitamin. Có một nguồn vitamin C nguyên chất từ hoa quả như cam, nó có nhiệm vụ duy trì sự khoẻ mạnh cho xương, lợi và răng của chúng ta. Rau xanh là một nguồn hydratcacbon tuyệt diệu, nó còn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cho ta sáng mắt. Cá mang lại vitamin E. Thịt và các chế phẩm sữa chứa protein, các chất béo và canxi để cho những móng chân, tay, da và tóc của chúng ta được khỏe mạnh. Hạt đậu là một nguồn dinh dưỡng quý giá. Nhưng một vài loại đậu có chứa độc tố khi lên mầm. Ngũ cốc chứa một loại chất không thể tiêu hóa được gọi là chất xơ. Các chất xơ này giúp cho thức ăn đi qua được ruột. Chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ của các vitamin (chừng một thìa cafe trong suốt cuộc đời). Để tiêu hóa tất cả những loại thức ăn, ba cơ quan nằm quanh dạ dày sản sinh ra một loại dịch tiêu hóa đặc biệt đó là gan, túi mật và tuyến tuỵ. Mỗi ngày gan tiết ra khoảng một lít chất lỏng màu xanh gọi là mật. Khi dịch dưỡng chảy vào mật, mật có tác dụng phá vỡ những viên mỡ và những loại vitamin để cơ thể hấp thu. Các đợt co bóp tiếp tục đẩy các dịch dưỡng và các chất acid vào sâu ruột non. Các dây thần kinh trên thành ruột đã tác động vào tuyến tuỵ để tạo ra một dung dịch kiềm trung hòa acid. Chất dịch do tuỵ tiết ra này còn chứa đựng một enzim mạnh mẽ, nó làm kết thúc quá trình phá vỡ các thành phần của chất dịch dưỡng thành các phân tử đơn giản.
Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể với hơn 500 chức năng khác nhau. Đó là một nhà máy hóa chất làm việc không ngừng. Được tạo nên từ 75.000 nhóm tế bào giống hệt nhau, nó lọc ra những chất dinh dưỡng mang từ ruột non, ở đây các chất dinh dưỡng kết hợp lại thành các protein phức tạp và các phân tử béo mà cơ thể yêu cầu. Đó cũng là kho dự trữ đường tạo ra năng lượng khi cần thiết. Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể được kiểm soát bởi gan.
Khi chúng ta không có cảm giác đói, không muốn ăn, ăn không tiêu, nguyên nhân cơ bản không phải chỉ do dạ dày và ruột mà còn do cả một hệ thống liên kêt đó là: chức năng của tim, gan, phổi, thận, lá lách , mật, tam têu... bất thường. Chỉ cần một trong những bộ phận ấy mang bệnh là ăn không ngon, tiêu hóa không hoàn hảo... Và chúng ta cần phải điều trị, phục hồi để tăng cường khả năng chuyển hóa.
Bài viết liên quan
Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm thuốc y học cổ truyền và Mỹ phẩm thảo dược trong năm 2013 đã bị sụp đổ tan tành. Biến cố rủi ro khắc nghiêt đã phủ dày nhiều lớp và rồi “Tài tận nhân tán”, chủ doanh nghiệp là Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã bị đẩy vào vòng lao lý trong lúc tuổi đời đã ngoại lục tuần…! Những tưởng doanh nghiệp này sẽ vĩnh viễn, ấy vậy mà mới sau hơn hai năm kể từ khi Lương y Nguyễn Hữu Khai được trả tự do, với bản lĩnh vững vàng cùng nghị lực phi thường ông đã khôi phục công ty trong tro tàn đổ nát !
(Miễn phí xem mạch kê đơn, phí châm cứu, bấm huyệt và truyền công lực cho Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn) Lương y Ts Nguyễn Hữu Khai xem mạch Kê đơn, Điều thuốc, Châm cứu, Bấm huyệt và Truyền công lực tại phòng chẩn trị Y học cổ truyền Bảo Long Đường Kinh Đào vào các ngày thứ 3 thứ 5 và thứ 7.
Ông cho rằng: Đạo lý thực sự rất thiết thực, hữu ích và không thể thiếu được trong mọi thành đạt. Bởi người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ nhân viên. Khi ý chí, lí tưởng và nhân cách của người lãnh đạo trở thành mục tiêu phấn đấu của đa số cán bộ công nhân viên thì sẽ tạo thành một nét văn hóa độc đáo mang bản sắc riêng của công ty và đó cũng chính là thương hiệu. Với ông, ngoài ra còn phải kể đến sự yêu nghề. Gắn bó sống chết với sự nghiệp y dược và cũng có thêm một thuận lợi là con nhà võ nên ý chí, nghị lực và sức chịu đựng hơn mức bình thường.
Triệu chứng: Choáng váng, đau đầu, đột nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, có thể méo mồm, lệch mắt, liệt bán thân.
Tế bào bạch cầu của chúng ta có khả năng bắt vi khuẩn bằng các xúc tu, khi vi khuẩn bị bắt giữ thì nhanh chóng bị “ăn thịt” và tiêu huỷ. Cuộc tấn công của các tế bào sát thủ trong trận chiến hóa học bắt đầu như sau:
Trong kế hoạch “Buôn vua bán chúa” Lã Bất Vi đã cưu mang đùm bọc kẻ thất cơ lỡ vận là Công tử Tử Sở, rồi cố ý để Tử Sở quan hệ tình ái với tỳ thiếp của mình là Triệu Cơ. Khi ấy Triệu Cơ vừa mang thai với Lã Bất Vi được hơn tháng. Bị bắt quả tang Tử Sở vô cùng ân hận đã tạ lỗi và xin chịu hình thức trừng phạt. Một lần nữa Lã Bất Vi lại ban ơn cho Tử Sở, tha trừng phạt và tác thành cho Tử Sở với Triệu Cơ nên vợ nên nên chồng. Nhờ sự tài tình, khôn khéo “Dời non lấp biển” của Lã Bất Vi sau này Tử Sở được nối ngôi báu và nghiễm nhiên bào thai trong bụng Triệu Cơ mang dòng máu của Lã Bất Vi khi ra đời sẽ là Thái tử.
Mũi là một bộ phận thuộc hệ thống hô hấp. Cấu tạo bởi các vách xương sụn mà bên trong được bao bởi lớp niêm mạc rất mỏng, nhạy cảm. Với mắt thường chúng ta không thấy cấu trúc gì phức tạp. Mũi đã không một giây ngưng nghỉ, ngày đêm tận tụy hoàn thành những công việc rất kỳ diệu: