Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm …
Đông Dược Bảo Long 20 năm xây dựng và phát triển
Viết bởi Quản trị, Ngày 2021-01-25 17:04:12
Tiền thân của Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long là Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long thuộc Công an Tp Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 01/6/1990, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển. Để có được những thành tựu nổi bật như hôm nay là nhờ sự chèo lái với một nghị lực phi thường và ý chí sắt đá của “thuyền trưởng” Nguyễn Hữu Khai cùng với sự đoàn kết, gắn bó của hàng ngàn cán bộ công nhân viên qua các thời kỳ. Chặng đường phát triển của Bảo Long như một bản trường ca đủ các cung bậc hào hùng, bi tráng. Những nốt nhạc trầm bổng đó làm nên những nét riêng biệt, độc đáo đã trở thành một thiên tiểu thuyết và truyện phim dài tập mang tên “Đường đời”.
Năm 1982, Nguyễn Hữu Khai thoát khỏi cảnh tù tội, trở về quê hương hành nghề Đông y, do không có bằng cấp, giấy tờ pháp lý, lại bị bọn tiểu nhân đố kỵ và tìm mọi cách ngăn cản. Cuối cùng, Lương y Nguyễn Hữu Khai bị chính quyền địa phương ra lệnh không cho hành nghề và buộc phải tha phương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, rồi lại chuyển vào Sông Bé…
Năm 1984, khi lương y Nguyễn Hữu Khai từ khu kinh tế mới vào TP. Hồ Chí Minh hành nghề xem mạch, kê đơn, châm cứu. Tại Câu lạc bộ quận nhất, Lương y Nguyễn Hữu Khai đã được Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Đông y trọng dụng giao cho việc tổ chức các buổi thuyết trình về y lý để bổ túc kiến thức cho thành viên câu lạc bộ, đồng thời xem mạch kê đơn tại trạm y tế phường 18 quận 1, sau đó chuyển về phụ trách phòng chẩn trị quận I.
Năm 1985 Hội chữ thập đỏ quận 5 mời về làm trưởng phòng chẩn trị y học cổ truyền và mở lớp bồi dưỡng kiến thức y học cổ truyền cho hội viên. Năm 1987, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. Hồ Chí Minh tổ chức lớp “Mạch lý phương dược” để bồi dưỡng kiến thức cho các thầy thuốc y học cổ truyền. Tại đây Lương y Nguyễn Hữu Khai đã có cơ hội bộc lộ khả năng trình độ của mình, được đồng nghiệp và học sinh mến phục, từ khắp các tỉnh lân cận: Tây Ninh, Sông Bé, Tiền Giang, Cần Thơ… kéo về dự lớp. Khi khai giảng chỉ có 30 học viên nhưng sau một tháng tăng lên trên 400 người, phải chia thành 2 lớp và chuyển lên hội trường lớn để học. Sau đó lương y Nguyễn Hữu Khai được các tỉnh, thành phố mời về tham gia giảng dạy cho các trường, các lớp về kiến thức Y học cổ truyền. Năm 1989, Giáo sư Bùi Chí Hiếu đã mời Lương y Nguyễn Hữu Khai về giảng dạy tại trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh – Tp Hồ Chí Minh. Trong số các học sinh tốt nghiệp, nhiều người có điều kiện đã mở phòng chẩn trị riêng. Một số học viên không có điều kiện mở phòng mạch thường theo thầy Khai phụ việc. Để hỗ trợ cho các học viên đã mở phòng chẩn trị và tạo việc làm cho những học viên chưa có việc làm, lương y Nguyễn Hữu Khai đã tổ chức sản xuất thuốc hoàn tán tại 535/24 đường Nguyễn Tri Phương (nhà riêng của ông Hà Quốc Khánh – cán bộ công an. TP. Hồ Chí Minh). Bài thuốc đầu tiên ra đời đó là thuốc phục hồi chức năng gan, trị mẩn ngứa, dị ứng, viêm gan, u bướu… thuốc được giới thiệu và bán theo hình thức “Sơn đông mãi võ” và chủ yếu quảng cáo, giới thiệu tại các bến tầu, bến xe (Võ sư, lương y Nguyễn Hữu Khai huấn luyện võ thuật Nội khí, công phá và y lý cho học trò để biểu diễn võ thuật kết hợp với việc giới thiệu thuốc). Khi được thị trường chấp nhận, doanh số tăng, anh em đề nghị thầy Khai đặt tên thuốc. Vì thuốc được ra đời vào năm 1988 (Mậu Thìn) là năm con rồng và chữa bệnh gan (thuộc hành mộc) nên thầy Khai đặt tên là thuốc “Mộc long”.
Được sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ quận 5, cơ sở chuyển về số 64 đường Trần Phú – TP. Hồ Chí Minh, sau đó phát triển thêm 4 sản phẩm thuốc nữa đó là:
– Kim long (trị viêm mũi, viêm xoang).
– Thủy long (Bổ thận, hồng da, đen tóc).
– Hỏa long (trị phong thấp viêm khớp).
– Thổ long (cốm bổ trẻ em).
Đủ bộ Ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ). Lúc này các sản phẩm đã có thị trường. Nhân viên tiếp thị đề nghị thầy Khai đặt tên cho cơ sở sản xuất. Do sản xuất 5 loại thuốc có tên là “Long” nên cơ sở được đặt tên là: “Nhà thuốc Ngũ Long”. Sau này phát triển thêm hơn chục sản phẩm mang tên con rồng nên đã đổi tên là: “Nhà thuốc Bảo Long”.
Sự phát triển và uy tín của nhà thuốc “Bảo Long” đã làm giảm thị phần và doanh thu của nhiều cơ sở Đông dược. Và rồi “Bảo Long” phải liên tục đối mặt với những thủ đoạn triệt phá trong cạnh tranh tiêu cực, cuối cùng thì cơ sở “Bảo Long” non nớt đã phải tạm ngưng hoạt động để củng cố, sau đó lương y Nguyễn Hữu Khai được Xí nghiệp Đông Nam dược quận 3 – TP. Hồ Chí Minh mời về hợp tác để sản xuất các sản phẩm Bảo Long tại 168 Cách mạng tháng Tám, rồi chuyển sang 63 đường Nguyễn Thông, sau đó lại phải chuyển sang thuê cơ sở của Xí nghiệp dịch vụ Sở Nhà đất tại 83 Lý Chính Thắng (Bảo Long chỉ đủ điều kiện thuê cơ sở ở những địa điểm không ai dám ở, bởi những nơi ấy có người tư sát, nơi ấy là kho chứa hài cốt lính Mỹ hoặc là nơi không điều kiện, thiếu điện nước… Nhưng sau một thời gian xây dựng, củng cố cơ sở ổn định và đẹp mắt, chủ cơ sở lại lên giá, không đủ tiền chi trả, thầy trò “Bảo Long” lại phải ra đi… Lần phải phúc này, thầy trò Nguyễn Hữu Khai phải dạt vào nhờ thế lực quân đội và trở thành một phân xưởng Đông dược của Xí nghiệp Dược phẩm Quân khu 7 tại 138 đường Tô Hiến Thành. Gần một năm sau, do quy chế của Quân đội không cho hợp đồng với cơ sở ngoài lực lượng vũ trang nên Bảo Long lại phải ra đi…
Năm 1990 trung tá Hà Quốc Khánh được Ban giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ xây dựng Xí nghiệp đời sống, đã mời thầy trò Bảo Long về tổ chức sản xuất thuốc y học cổ truyền. Ngày 01/6/1990 Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Trân TP. Hồ Chí Minh (cổng sau của Công an TP. Hồ Chí Minh). Khi phát triển, xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long đã phải thuê mặt bằng của trường Hành chính Quốc gia (đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp). Rồi lại phải chuyển về cơ sở của Xí nghiệp Dược Quân đội tại Thủ Đức, sau lại chuyển về cơ sở “Ép dầu Dừa” của bà Thủy tại đường Hàm Tử và lại chuyển đi thuê cơ sở của Xí nghiệp đời sống thuộc trường Đại học Sư phạm (280 An Dương Vương, TP. Hồ Chí Minh). Năm 1992, Công an TP. Hồ Chí Minh đã giao toà nhà cao tầng tại 126 Hải Thượng Lãn Ông cho Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Đây là một cơ sở bề thế nhất. Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long lúc này do Trung tá công an Hà Quốc Khánh làm giám đốc, Ds Nguyễn Tuấn Khanh làm phó giám đốc Kỹ thuật; Lương y Nguyễn Hữu Khai làm phó giám đốc điều hành sản xuất và kinh doanh tiếp thị. Nhưng một năm sau (năm 1993) nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế nên xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long phải chuyển thành Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long và phải chuyển về Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn xây dựng cơ sở trên một vườn táo đã cỗi của cô Nguyễn Thị Gạt (Em gái Lương y Nguyễn Hữu Khai).
Công ty Đông Nam dược Bảo Long lúc này do lương y Nguyễn Hữu Khai làm giám đốc, Cử nhân Huỳnh Văn Hải nguyên giám đốc Xí nghiệp đời sống của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh làm phó giám đốc. Đại úy, cử nhân Phạm Xuân Thái (Công an Tp Hồ Chí Minh) làm kế toán trưởng. Sau đó Bảo Long đã phát triển thị trường ra các tỉnh phía Bắc, lập chi nhánh ở Hà Tây và Hà Nội…
Đến nay “Bảo Long” đã có đại bản doanh bề thế tại Cổ Đông, TX Sơn Tây, Tp Hà Nội. Các sản phẩm của “Bảo Long” ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Với gần ba trăm sản phẩm thuốc chữa bệnh và Mỹ phẩm thảo dược. Hiện có hơn chục sản phẩm được phép lưu hành trên toàn lãnh thổ nước Nga, Latvia, Ukraina, Cộng hòa Séc…
Khi phát triển vững mạnh, đứng trước thách thức về nguồn nguyên liệu, dược liệu phải lệ thuộc vào Trung Quốc, vừa đắt, vừa kém chất lượng, vừa mất chủ động, “Bảo Long” đã cất công lên tận Sìn Hồ – Lai Châu khai phá vùng trồng dược liệu, nơi mà xưa kia chuyên trồng thuốc phiện. Trong lúc vốn liếng kinh doanh còn quá thiếu thốn nhưng “Bảo Long” đã san sẻ để đầu tư xây dựng công ty dược liệu Bảo Long – Sìn Hồ, với hàng chục tỷ đồng cho việc đào tạo (tuyển hơn trăm học sinh Sìn Hồ – Lai Châu về trường Dậy nghề Bảo Long ăn học hàng năm trời), đầu tư làm đường, xây dựng trạm biến thế hạ áp điện, xây dựng nhà xưởng, sân phơi, kho tàng và hệ thống nước sinh họat, nước tưới. “Bảo Long” cho bà con được kéo điện về làng bản mà không yêu cầu phải đóng góp gì. Đồng thời xây dựng bể chứa nước trên núi bơm nước từ mạch nguồn lên rồi xả xuống tưới dược liệu và cho bà con dân bản cùng dùng. Vùng cao xa xôi hẻo lánh Bản Rề Phìn, xã Xà Rề Phìn – huyện Sìn Hồ – tỉnh Lai Châu đã được “đô thị hóa”.
Năm 2005, “Bảo Long” thành lập Bệnh Viện Đa khoa với đội ngũ giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ, lương y giàu kinh nghiệm. Bệnh viện Bảo Long là mô hình hoàn hảo của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, đã chiếm được lòng tin yêu và mến mộ của đông đảo người bệnh trong cả nước và Việt Kiều tới khám và điều trị.
Năm 2007, được sự động viên, giúp đỡ của Ủy ban Thể dục thể thao và Bộ GDĐT, nhằm giữ gìn và phát triển nền Võ thuật nước nhà. “Bảo Long” đã xây dựng trường Phổ thông Võ thuật với quy mô đa cấp học (Tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học). Tiếp nhận học sinh năng khiếu võ thuật từ khắp cả nước về, vừa học văn hóa với chương trình như mọi trường phổ thông và vừa học võ thuật. Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long là một mô hình giáo dục và đào tạo độc đáo của Việt Nam và cả Đông Nam á.
Để đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ cho quý chị em “Bảo Long” đã thành lập công ty Mỹ phẩm Thảo dược Bảo Long, Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai thừa kế các bài thuốc làm đẹp cho Hoàng hậu, công chúa và Mỹ nữ cung triều, đã hiện đại hóa thành hơn năm mươi loại sản phẩm như màng đắp mặt, kem dưỡng da, kem trị nám, kem phấn trắng, kem phấn hồng, kem trị mụn, sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội chống rụng tóc… Đã được đông đảo quý chị em trong và ngoài nước tín nhiệm, ưa dùng.
Đông dược Bảo Long phát triển thêm nhiều loại nước giải khát từ Thảo dược để đáp ứng với nhu cầu thiết thực của người tiêu dùng.
Danh tiếng của võ sư, Tiến sĩ y học Nguyễn Hữu Khai và uy tín của Đông dược Bảo Long đã đến với bạn bè quốc tế. Cơ sở “Bảo Long” tại 26/4 Phan Văn Hớn, Ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, Hóc môn, Tp Hồ Chí Minh và tại Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội đã trở thành điểm thăm quan du lịch kết hợp với khám chữa bệnh, điều dưỡng lý tưởng. Hàng năm “Bảo Long” đã đón hàng vạn lượt người đến tham quan và khám chữa bệnh. Tuy bận rất nhiều công việc, nhưng Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai vẫn thu xếp thời gian để xem mạch kê đơn, chữa bệnh. Bệnh nhân từ khắp cả nước và Việt kiều thường gửi số điện thoại tại Tổng đài tư vấn của “Bảo Long” để được thông báo lịch chẩn trị của Lương y, Ts Nguyễn Hữu Khai tại cơ sở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội “Bảo Long” đã vinh dự được các Đồng chí Lãnh đạo Đảng, nhà nước ta và các Đồng chí Lãnh đạo Đảng, nhà nước Lào, Campuchia tin tưởng đến kiểm tra sức khỏe. Ngày 22 tháng 9 năm 2010, Chủ tịch Quốc Hội Lào Thongsing Thammavong và đoàn đại biểu cấp cao Quốc Hội Lào, đến thăm, kiểm tra sức khoẻ và trồng cây lưu niệm tại “Bảo Long Đường”.
Không chỉ là đơn vị điển hình trong lĩnh vực sản xuất thuốc và khám chữa bệnh, “Bảo Long” còn luôn dẫn đầu trong các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao và những đóng góp cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội. Hàng năm “Bảo Long” đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên và sinh viên hiến máu nhân đạo, đã cấp 4 vạn thẻ ưu tiên khám bệnh miễn phí và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân diện chính sách ưu tiên. Đồng thời còn cưu mang, giúp đỡ nhiều mảnh đời éo le bất hạnh.
Với những đóng góp to lớn ấy, “Đông dược Bảo Long” đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai cũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và Huân chương lao động hạng ba.
– Sản phẩm của “Bảo Long” Trong nhiều năm liền được bình chọn là Hàng Việt nam chất lượng cao.
– Giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”.
– Giải thưởng “Tinh hoa Việt Nam”.
– Giải thưởng “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia”.
– Giải thưởng Thương hiệu mạnh Quốc Gia.
– Giải thưởng thương hiệu việt hàng đầu Top 100.
“Bảo Long” luôn là điểm sáng về công tác xã hội hóa và được đông đảo công chúng tin yêu mếm mộ
Bài viết liên quan
Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm thuốc y học cổ truyền và Mỹ phẩm thảo dược trong năm 2013 đã bị sụp đổ tan tành. Biến cố rủi ro khắc nghiêt đã phủ dày nhiều lớp và rồi “Tài tận nhân tán”, chủ doanh nghiệp là Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã bị đẩy vào vòng lao lý trong lúc tuổi đời đã ngoại lục tuần…! Những tưởng doanh nghiệp này sẽ vĩnh viễn, ấy vậy mà mới sau hơn hai năm kể từ khi Lương y Nguyễn Hữu Khai được trả tự do, với bản lĩnh vững vàng cùng nghị lực phi thường ông đã khôi phục công ty trong tro tàn đổ nát !
(Miễn phí xem mạch kê đơn, phí châm cứu, bấm huyệt và truyền công lực cho Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn) Lương y Ts Nguyễn Hữu Khai xem mạch Kê đơn, Điều thuốc, Châm cứu, Bấm huyệt và Truyền công lực tại phòng chẩn trị Y học cổ truyền Bảo Long Đường Kinh Đào vào các ngày thứ 3 thứ 5 và thứ 7.
Ông cho rằng: Đạo lý thực sự rất thiết thực, hữu ích và không thể thiếu được trong mọi thành đạt. Bởi người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ nhân viên. Khi ý chí, lí tưởng và nhân cách của người lãnh đạo trở thành mục tiêu phấn đấu của đa số cán bộ công nhân viên thì sẽ tạo thành một nét văn hóa độc đáo mang bản sắc riêng của công ty và đó cũng chính là thương hiệu. Với ông, ngoài ra còn phải kể đến sự yêu nghề. Gắn bó sống chết với sự nghiệp y dược và cũng có thêm một thuận lợi là con nhà võ nên ý chí, nghị lực và sức chịu đựng hơn mức bình thường.
Triệu chứng: Choáng váng, đau đầu, đột nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, có thể méo mồm, lệch mắt, liệt bán thân.
Tế bào bạch cầu của chúng ta có khả năng bắt vi khuẩn bằng các xúc tu, khi vi khuẩn bị bắt giữ thì nhanh chóng bị “ăn thịt” và tiêu huỷ. Cuộc tấn công của các tế bào sát thủ trong trận chiến hóa học bắt đầu như sau:
Trong kế hoạch “Buôn vua bán chúa” Lã Bất Vi đã cưu mang đùm bọc kẻ thất cơ lỡ vận là Công tử Tử Sở, rồi cố ý để Tử Sở quan hệ tình ái với tỳ thiếp của mình là Triệu Cơ. Khi ấy Triệu Cơ vừa mang thai với Lã Bất Vi được hơn tháng. Bị bắt quả tang Tử Sở vô cùng ân hận đã tạ lỗi và xin chịu hình thức trừng phạt. Một lần nữa Lã Bất Vi lại ban ơn cho Tử Sở, tha trừng phạt và tác thành cho Tử Sở với Triệu Cơ nên vợ nên nên chồng. Nhờ sự tài tình, khôn khéo “Dời non lấp biển” của Lã Bất Vi sau này Tử Sở được nối ngôi báu và nghiễm nhiên bào thai trong bụng Triệu Cơ mang dòng máu của Lã Bất Vi khi ra đời sẽ là Thái tử.
Mũi là một bộ phận thuộc hệ thống hô hấp. Cấu tạo bởi các vách xương sụn mà bên trong được bao bởi lớp niêm mạc rất mỏng, nhạy cảm. Với mắt thường chúng ta không thấy cấu trúc gì phức tạp. Mũi đã không một giây ngưng nghỉ, ngày đêm tận tụy hoàn thành những công việc rất kỳ diệu: