Lời khuyên của thầy thuốc: TƯ VẤN CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ

Viết bởi Quản trị, Ngày 2021-02-09 17:52:39

Chúng ta ai cũng hiểu rằng sức khoẻ là vốn quý và với bệnh tật thì ai cũng sợ thế nhưng có một ý thức đúng đắn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ phòng ngừa bệnh tật thì chẳng phải số nhiều. Hầu hết đều ỉ nại vào thầy thuốc, vào cơ quan y tế để giải quyết những sự đã rồi. Cuộc sống đời thường người ta coi trọng của cải vật chất, đôi lúc sả thân vì nó mà không cần đắn đo tính đến hậu hoạ thua thiệt cho sức khoẻ sau này. Một số người thường bảo lưu duy giữ nhớ dai những buồn tủi, hờn giận, lo âu, uất ức trong mình, thích phàn nàn, kể lể những khó khăn khổ ải về vật chất cũng như tinh thần để được người đời tỏ lời thương hại. Lẽ ra phải loại trừ ngay và đẩy nó về dĩ vãng. Với thân hữu, không nên coi đó là một dịp để biểu hiện “Tình cảm và lòng tốt” để rồi có thể sinh ra tư tưởng thổi phồng buồn khổ, đau ốm để được đón nhận sự quan tâm chia sẻ của anh em bạn bè. Như vậy là vô cùng tai hại!

Y học phương Đông xác định rất nhiều bệnh phát sinh từ tình chí thái quá. Chẳng hạn như:

- Buồn tủi quá mức làm tổn hại và sinh bệnh cho phổi.

- Ghen ghét hờn giận quá mức làm tổn hại và sinh bệnh cho gan.

- Lo lắng quá nỗi, làm tổn hại và sinh bệnh cho tuỵ (lá lách).

- Sợ hãi quá nỗi làm tổn hại và sinh bệnh cho thận.

- Vui quá nỗi làm tổn hại và sinh bệnh cho tim.

- Bệnh tật thời nay phát sinh gia tăng với hai nguyên nhân chủ yếu là tình trí (ý thức, tinh thần) và ăn uống sinh hoạt bất hợp lý.

Người xưa có câu: “Bệnh từ miệng vào, vạ từ dạ ra”. Nhiều người tỏ ra phóng túng, dễ dàng chi hàng triệu đồng cho những cuộc nhậu nhẹt trác táng để huỷ hoại sức khoẻ, để chuốc lấy bệnh tật. Nhưng khi phải chi phí cho việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thì lại đắn đo, tằn tiện. Tiền bạc dành cho việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ thường là khoản dư thừa. Thời gian dành cho chăm sóc bảo vệ sức khoẻ thường chỉ khi nhàn rỗi. Có nhiều người chợt tỉnh nghĩ tới sinh lực của mình thì đã quá muộn màng! 

Con người được sinh ra là một chỉnh thể hoàn hảo. Ngoài việc phát triển còn tự bảo vệ mình khi gặp tác nhân gây bệnh. Mỗi tạng chủ quản mỗi vùng cơ thể, ngoài việc điều hành hoạt động và phát triển hợp lý còn sinh ra tố chất để tiêu trừ tác nhân gây bệnh

Chẳng hạn như chức năng của tạng Thận, với nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động và cấu trúc xương. Khi chức năng chủ cốt của thận bình thường thì con người phát triển xương và sụn cân đối, rắn chắc (Xương người rắn chắc gấp 4 lần Bê tông cốt thép) khi có tác nhân gây bệnh làm viêm xương khớp thì lập tức thận tiết ra tố chất tới ngay vùng đó để xử lý và ổn cố vùng vừa bị bệnh.

Biết được điều kỳ diệu này các nhà khoa học đã làm một việc kỳ diệu hơn là đã tìm ra công thức của tố chất mà thận đã tiết ra để bảo vệ xương khớp. Và thật tuyệt vời là họ đã chế ra được loại dược phẩm thay cho tố chất bảo vệ xương khớp của thận khi suy giảm chức năng. Khi ấy cả thế giới vui mừng nghĩ rằng “từ nay không sợ viêm đau xương khớp nữa”. Nhưng điều đó không thành sự thực mà vài năm sau dược chất nhân tạo đó đã trở thành mối lo cho nhân loại. 

“Thuốc thực sự là con dao 2 lưỡi, cứu chữa người và cũng huỷ hoại con người”. Bởi vì khi bệnh nhân viêm xương khớp người ta cho uống thuốc thì bệnh khỏi đau. Nhưng tác nhân gây bệnh luôn thường trực ở môi trường, hết lớp này lại tiếp lớp khác tiếp tục xâm nhập cơ thể và cứ như thế cuộc đời của người bệnh phải gắn liền với thuốc. Uống thuốc dài ngày sẽ gây loét dạ dày, gây tích nước phù nề, mà nguy hại hơn nữa là việc thay thế chức năng cho thận một cách tùy tiện dài ngày, làm thận ì ra không chủ cốt nữa (không sinh ra tố chất bảo vệ xương nữa) khiến cho xương khớp thoái hoá, mục dần và dễ gẫy. Điều này đã xảy ra rất nhiều với các trường hợp dùng dược phẩm một cách tuỳ tiện (tự ý mua thuốc để sử dụng không qua chuyên môn).

- Quan điểm của y học cổ truyền đối với bệnh viêm xương khớp:

Phương pháp điều trị chứng phong thấp viêm xương khớp của y học cổ truyền là luôn tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc và luôn hướng theo quy luật của tạo hoá và thời khí. Đông y cho rằng vi trùng gây viêm được là do khả năng đề kháng của cơ thể suy giảm, đồng thời do môi trường của vùng bị viêm phù hợp với điều kiện sống của vi trùng. Cách chữa là phục hồi chức năng chủ cốt của thận, đồng thời làm cho vi trùng “vô địa tàng hình” (không có chỗ ẩn nấp) hay nói một cách khác là giúp cho cơ thể lưu thông khí huyết, kinh lạc và ổn định nhiệt để không còn là môi trường thích hợp với vi trùng. 

Cũng như gian nhà sạch sẽ, thoáng mát thì không có côn trùng cư ngụ.

- Trong cuộc sống sinh hoạt, ăn uống phải điều độ, khi dùng thuốc phải quan tâm cẩn trọng với hàm lượng, liều dùng. 

Chúng tôi có một đại sư phụ tuổi cụ đã ngoại tám mươi mà vẫn dẻo dai khoẻ mạnh và rất minh mẫn. Có thể nói cụ không thua kém gì các thế hệ học trò !

Buổi tới chúc thọ thầy tròn 90 tuổi. Sau những hàn huyên vui vẻ một anh bạn hỏi:

- Thưa thầy ! Với tuổi 90 mà thầy chẳng khác gì tuổi trẻ ! Thầy có bí quyết gì chăm sóc sức khoẻ và gìn giữ tuổi xuân xin thầy dạy cho chúng con !

Nghe vậy cụ bần thần suy nghĩ rồi nói:

- Thầy chẳng có bí quyết gì ngoài phương pháp giáo khoa thuần tuý ! Tuy nhiên có thói quen là ăn uống luôn dừng ở lúc còn thòm thèm !

Thầy chia sẻ một cách nôm na bình dị, thế nhưng chúng tôi cho rằng: Đó chính là bí quyết bảo vệ sức khoẻ ! Có như vậy thì các bộ phận tiêu hoá mới luôn được “Bình yên mạnh khoẻ” cơ quan thanh lọc thải độc mới khỏi ngưng trệ vì quá tải. Cũng như cái xe cho dù nhà sản xuất có ấn định tải trọng và tốc độ cao nhưng khi dùng muốn bền, muốn an toàn thì phải chừng mực. Nếu lúc nào cũng chất nặng hết cỡ, chạy hết tốc lực thì mấy mà nát !

Giáo lý cổ dạy: Là người quân tử phải hội đủ 5 tiêu chí. Trong đó tiêu chí đầu tiên là nói về ăn uống.

Cụ thể là: “ Thực bất cầu bão (Ăn không cầu no). Cư bất cầu an (Ở không cầu yên). Bần bất di (Nghèo không dời bỏ). Phú quý bất dâm (Khi giầu có không sa đoạ). Uy vũ bất năng khuất (Không vì sợ uy quyền bạo lực mà làm trái lương tâm).

Nhà Bác học Thiên tài của nhân loại Louis Pasteur (1822 – 1895) Khi tạ thế để lại di chúc trong một bao thư rất trang trọng. Sau tang lễ bao thư được mở ra, trong đó không phải là ngân phiếu cũng chẳng phải giáo huấn căn dặn gì dài dòng mà vẻn vẹn có 4 chữ: “Điều độ, Hàm lượng”. Bốn chữ ấy chính là bảo bối trong cuộc sống ! (Muốn duy trì, bảo vệ sức khoẻ thì “Điều độ” là cương lĩnh sống: Ăn uống điều độ, làm việc điều độ, luyện tập điều độ, chơi bời điều độ... Muốn chữa bệnh an toàn hiệu quả thì khi sử dụng thuốc “Hàm lương” là căn cơ là bí quyết của thành công)

Khi cơ thể có biểu hiện bất thường thì phải lưu tâm xem xét và điều trị sớm. “Thánh nhân trị bệnh khi chưa thành bệnh” 

Một lần, Biển Thước đến Tề Quốc bái kiến Tề Hoàn Hầu. Thấy khí sắc vua Tề không tốt, Biển Thước bèn nói: “Trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không trị sớm, bệnh sẽ nặng thêm”. Hoàn Hầu thờ ơ đáp: “Ta thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh gì cả”. Biển Thước liền rời đi.

5 ngày sau, Biển Thước lại đến, nhìn sắc diện vua Tề nói: “Ngài có bệnh trong máu, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng”. Hoàn Hầu tỏ vẻ không vui nói: ”Ta không có bệnh”. Biển Thước lại rời đi.

5 ngày sau Biển Thước lần nữa đến bái kiến vua Tề, lần này ông khẳng định: “Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi”, Hoàn Hầu không trả lời. 5 ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước ra đi.

Mấy ngày sau, Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, phái người đi tìm Biển Thước, nhưng ông đã đi mất rồi. Bệnh của Hoàn Hầu ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị vua này qua đời

.Biển Thước quả nhiên là thần y, vừa nhìn đã có thể thấy được tất cả bệnh tình của Tề Hoàn Hầu, nhưng Hoàn Hầu lại không tin Biển Thước. Vì ông vẫn chưa cảm thấy thân thể khó chịu, sao mà bị bệnh được?

Vua Tề sau lần cuối cùng gặp Biển Thước, mới phái người chạy theo hỏi, Biển Thước nói:“Bệnh ở da thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn châm cứu được, bệnh trong dạ dày bã rượu có thể chữa được, bệnh vào xương tủy rồi thì không thể cứu được nữa, ta cũng bất lực”.

Tại sao cách nhìn nhận của Tề Hoàn Hầu và của Biển Thước lại trái ngược nhau? Vì bệnh nhân có cảm thụ của họ, thầy thuốc có y thuật của mình. Vua Tề nhìn bề ngoài thì thấy “chưa bệnh”, nhưng thân thể đã có ổ bệnh, chỉ là chưa phát ra, sau này Hoàn Hầu quả nhiên phát bệnh, thân thể đau yếu, đây là “đã bệnh”.

Bệnh tật phát triển là có quy luật, ổ bệnh có trước, là giai đoạn chưa bệnh, sau đó mới sinh ra bệnh trạng, là giai đoạn đã bệnh. Giai đoạn chưa bệnh dễ chữa, giai đoạn đã bệnh sẽ khó chữa.

Trong cuốn Hoàng đế nội kinh cũng viết, “bệnh đã thành rồi mới uống thuốc, nặng rồi sau đó mới trị, thì cũng giống như khát mới đào giếng, chiến tranh khởi lên mới đi rèn binh khí, như thế chẳng phải quá muộn rồi sao?”. Vì vậy tất cả mọi việc ta cần phải biết thật rõ tình thế và phòng ngừa chu đáo, hãy chuẩn bị từ trước, đạo lý chữa bệnh cũng giống như vậy.

Bài viết liên quan

TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC
TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC
TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC

Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm …

TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC
TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC
TỪ TRO TÀN ĐỔ VỠ CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ĐÃ HỒI SINH NGOẠN MỤC

Trong cơn lốc suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, hàng ngàn Doanh nghiệp đã giải thể và bị phá sản. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long – Tp Hà Nội một Doanh nghiệp nổi tiếng với những sản phẩm thuốc y học cổ truyền và Mỹ phẩm thảo dược trong năm 2013 đã bị sụp đổ tan tành. Biến cố rủi ro khắc nghiêt đã phủ dày nhiều lớp và rồi “Tài tận nhân tán”, chủ doanh nghiệp là Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã bị đẩy vào vòng lao lý trong lúc tuổi đời đã ngoại lục tuần…! Những tưởng doanh nghiệp này sẽ vĩnh viễn, ấy vậy mà mới sau hơn hai năm kể từ khi Lương y Nguyễn Hữu Khai được trả tự do, với bản lĩnh vững vàng cùng nghị lực phi thường ông đã khôi phục công ty trong tro tàn đổ nát !

LỊCH CHẨN TRỊ CỦA LƯƠNG Y, Ts NGUYỄN HỮU KHAI
LỊCH CHẨN TRỊ CỦA LƯƠNG Y, Ts NGUYỄN HỮU KHAI
LỊCH CHẨN TRỊ CỦA LƯƠNG Y, Ts NGUYỄN HỮU KHAI

(Miễn phí xem mạch kê đơn, phí châm cứu, bấm huyệt và truyền công lực cho Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn) Lương y Ts Nguyễn Hữu Khai xem mạch Kê đơn, Điều thuốc, Châm cứu, Bấm huyệt và Truyền công lực tại phòng chẩn trị Y học cổ truyền Bảo Long Đường Kinh Đào vào các ngày thứ 3 thứ 5 và thứ 7.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai: Xây dựng thương hiệu từ nhân cách
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai: Xây dựng thương hiệu từ nhân cách
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai: Xây dựng thương hiệu từ nhân cách

Ông cho rằng: Đạo lý thực sự rất thiết thực, hữu ích và không thể thiếu được trong mọi thành đạt. Bởi người đứng đầu doanh nghiệp sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ đến toàn bộ nhân viên. Khi ý chí, lí tưởng và nhân cách của người lãnh đạo trở thành mục tiêu phấn đấu của đa số cán bộ công nhân viên thì sẽ tạo thành một nét văn hóa độc đáo mang bản sắc riêng của công ty và đó cũng chính là thương hiệu. Với ông, ngoài ra còn phải kể đến sự yêu nghề. Gắn bó sống chết với sự nghiệp y dược và cũng có thêm một thuận lợi là con nhà võ nên ý chí, nghị lực và sức chịu đựng hơn mức bình thường.

“Khắc tinh” của virus Herpes
“Khắc tinh” của virus Herpes
“Khắc tinh” của virus Herpes

Tế bào bạch cầu của chúng ta có khả năng bắt vi khuẩn bằng các xúc tu, khi vi khuẩn bị bắt giữ thì nhanh chóng bị “ăn thịt” và tiêu huỷ. Cuộc tấn công của các tế bào sát thủ trong trận chiến hóa học bắt đầu như sau:

Sản phẩm cho bệnh sinh lý, tình dục
Sản phẩm cho bệnh sinh lý, tình dục
Sản phẩm cho bệnh sinh lý, tình dục

Trong kế hoạch “Buôn vua bán chúa” Lã Bất Vi đã cưu mang đùm bọc kẻ thất cơ lỡ vận là Công tử Tử Sở, rồi cố ý để Tử Sở quan hệ tình ái với tỳ thiếp của mình là Triệu Cơ. Khi ấy Triệu Cơ vừa mang thai với Lã Bất Vi được hơn tháng. Bị bắt quả tang Tử Sở vô cùng ân hận đã tạ lỗi và xin chịu hình thức trừng phạt. Một lần nữa Lã Bất Vi lại ban ơn cho Tử Sở, tha trừng phạt và tác thành cho Tử Sở với Triệu Cơ nên vợ nên nên chồng. Nhờ sự tài tình, khôn khéo “Dời non lấp biển” của Lã Bất Vi sau này Tử Sở được nối ngôi báu và nghiễm nhiên bào thai trong bụng Triệu Cơ mang dòng máu của Lã Bất Vi khi ra đời sẽ là Thái tử.

TRỊ TẬN GỐC BỆNH VIÊM MŨI, VIÊM XOANG
TRỊ TẬN GỐC BỆNH VIÊM MŨI, VIÊM XOANG
TRỊ TẬN GỐC BỆNH VIÊM MŨI, VIÊM XOANG

Mũi là một bộ phận thuộc hệ thống hô hấp. Cấu tạo bởi các vách xương sụn mà bên trong được bao bởi lớp niêm mạc rất mỏng, nhạy cảm. Với mắt thường chúng ta không thấy cấu trúc gì phức tạp. Mũi đã không một giây ngưng nghỉ, ngày đêm tận tụy hoàn thành những công việc rất kỳ diệu: